Tên quẻ: Càn

Hán Việt: Càn 乾, Phiên âm: Qián

Lời Kinh

乾元亨利貞.

Dịch âm: Càn nguyên hanh lợi trinh

Dịch nghĩa. -Càn: Đầu cả, hanh thông,lợi tốt,chính bền

Nghĩa: Quẻ Càn tượng trưng cho Trời, có bốn đức tính lớn: Nguyên (bắt đầu, sáng tạo), Hanh (thông suốt), Lợi (có lợi), Trinh (bền vững, chính trực).

Quẻ đơn trên: Càn, Quẻ đơn dưới: Càn

Ý nghĩa quẻ Càn

Quẻ Càn là biểu tượng của sự sáng tạo, mạnh mẽ như Trời. Nó đại diện cho sự khởi đầu, phát triển thuận lợi, đem lại lợi ích và duy trì sự vững bền.

Người quân tử phải noi theo Trời, không ngừng nỗ lực để đạt được thành tựu, giữ vững chính đạo, không ngừng tiến bộ như rồng bay lên.

Giải thích tổng hợp từ hai bản nghĩa

Lời bàn của Tiên nho

Tóm lại: Trời không ngừng vận động, vạn vật sinh trưởng theo Trời. Người quân tử học theo Trời, cần kiên trì, bền chí, không ngừng vươn lên để đạt thành công.

Truyện của Trình Di : Đời Thượng cổ thánh nhân bắt đầụ vạch ra tám Quẻ, đạo của ba Tài đủ rồi, nhân đó lại trùng điệp lên cho hết các sự biến đổi của gầm trời. Cho nên, sáu vạch thành một quẻ, hai hình Càn thì là quẻ Càn. Càn tức là trời, chữ “trời” chỉ về hình thể của trời, chữ “Càn” chỉ về tính tình của trời. Càn nghĩa là mạnh, mạnh mà không nghỉ gọi là Càn. Ôi! Trời gộp lại, là Đạo, cái mà “trời cũng không thể sai trái” đó vậy; nếu nói tách ra, thì về phần hình thể gọi là Trời, về phần chủ tể gọi là Đế, về phần công dụng gọi là Quỉ thần, về phần diệu dụng gọi là Thần, về phần tính tình gọi là Càn. Càn là đầu muôn vật, cho nên là trời, là Dương, là cha, là vua. Nguyên, hanh, lợi, trình là bốn đức tính: nguyên là muôn vật bắt đầu, hanh là muôn vật lớn lên, lợi là muôn vật được thỏa, trinh là muôn vật đã thành. Chỉ Càn và Khôn có bốn đức tính ấy, còn ở Quẻ khác thì nó tùy việc mà thay đổi đi. Cho nên nguyên là chuyên làm những điều thiện lớn; lợi thì chủ về những sự chính bền; thể của hanh, trinh, việc nào xứng nghĩa của bốn đức tính rộng lớn, lớn thật

Bản nghĩa của Chu Hy. – Sáu vạch là Quẻ của Phục Hy vạch ra, nét là lẻ, số của khí Dương, chữ Càn là mạnh, tính của khí Dương. Chữ Càn, trong bản chú là tên Quẻ ba nét (quẻ đơn) dưới là quẻ trong, trên là quẻ ngoài. Chữ Càn trong Kinh văn là tên quẻ sáu nét (quẻ kép). Phục Hy ngửa xem, cúi xét, thấy Âm Dương có số lẻ chẵn, cho nên vạch một nét lẻ để hình dung khí Dương, vạch một nét chẵn để hình dung khí Âm; thấy một Âm một Dương lại có cái tượng sinh ra một Âm và một Dương nữa, cho nên từ dưới kể lên, gấp hai lần nữa, mà làm ba nét, cho thành tám Quẻ; thấy tính của khí Dương thì mạnh, mà thành cái hình lớn nhất là Trời, nên những quẻ có ba nét lẻ, đặt tên là Càn mà sánh với Trời. Ba nét đủ rồi, tám Quẻ thành rồi, lại gấp thêm ba lần nữa cho thành sáu nét, mà trên tám Quẻ, mỗi Quẻ lại thêm vào tám Quẻ nữa, cho thành sáu mươi tư quẻ. Quẻ này sáu nét đều lẻ, trên dưới đều Càn, thì là Dương đến thuần túy, mạnh đến cùng tột, cho nên cái tên là Càn, cái tượng là trời, đều không thể đổi. Nguyên, hanh, lợi, trinh là lời của Văn Vương đèo vào, để đoán sự lành dữ của một quẻ, vẫn gọi lời Thoán.

Nguyên nghĩa là cả, hanh nghĩa là thông, lợi nghĩa là nên, trinh nghĩa là chính đính mà bền vững. Văn Vương cho rằng: Đạo Càn cả thông mà rất chính đính, cho ta nên khi bói, hễ được quẻ ấy mà cả sáu hào không biến, thì sự “chiêm” đó sẽ được cả thông mà ắt lợi về đường chính đính bền vững, mới có thể giữ được trọn vẹn về sau. Đó là một cái tinh ý của thánh nhân sở dĩ làm ra Kinh Dịch để dạy người ta bói toán, mà lại có thể “mở mang” các vật, làm nên các việc”. Quẻ khác cũng theo như thế mà suy.

Xem chi tiết nội dung của từng hào

Hào thứ 1 Hào thứ 2 Hào thứ 3 Hào thứ 4 Hào thứ 5 Hào thứ 6 Hào thứ 7

🎁 Tặng ngay gói 50.000 đồng – 10 lần gieo quẻ miễn phí! Nhập email để nhận ngay.