Tên quẻ: Cấn

Hán Việt: Cấn 艮, Phiên âm: Gèn (Cấn)

Văn ngôn:

艮其背,不獲其身,行其庭,不見其人,无咎。

Dịch âm. – Cấn kỳ bối, bất hoạch kỳ thân, hành kỳ đình, bất kiến kỳ nhân, vô cữu.

Dịch nghĩa. – Dừng ở lưng, không đuổi theo thân mình, đi trong sân không thấy người, không lỗi.

Quẻ đơn trên: Cấn, Quẻ đơn dưới: Cấn

Ý nghĩa quẻ Cấn

Cấn là quẻ nói về tĩnh, nhưng không phải tĩnh mù quáng, mà là tĩnh có ý thức.

→ Cấn dạy ta rằng: Muốn thành tựu, trước tiên phải biết dừng. Muốn hiểu đời, trước tiên phải lặng lòng.


Lời bàn của Tiên Nho

Tiên Nho nói: “Động mà hợp đạo thì là Càn. Tĩnh mà hợp đạo thì là Cấn.

Người quân tử phải tĩnh tại như núi, không vì ngoại cảnh mà dao động.

→ Cấn không phải trốn tránh, mà là giữ tâm bất động trong thế giới đầy động loạn.

→ Ai biết “Cấn kỳ bối”, ngắt được ý niệm khởi đầu, thì giữ được toàn vẹn thân tâm và đạo lý.

Bài học từ quẻ

Lời kết

Quẻ Cấn là bài học lớn về tĩnh – dừng – và làm chủ bản thân.

Giữa thời đại đầy biến động, người quân tử phải biết khi nào nên tiến, và khi nào cần dừng lại.

Biết dừng đúng lúc, là khởi điểm của trí tuệ. Biết tĩnh giữa đời, là đỉnh cao của tu hành.

Truyện của Trình Di. - Người ta sở dĩ không yên đậu [2] được là vì bị động về sự ham muốn. Sự ham muốn có kéo ở đằng trước, mà cần nó đậu thì không thể được, cho nên đạo đậu, nên đậu cái lưng. Những cái trông thấy đều ở đằng trước, mà lưng thì trái ngược lại, ấy là nó không trông thấy. Đậu vào chỗ không trông thấy, thì không có sự ham muốn làm loạn lòng mình, sự đậu mới yên. “Chẳng được thửa mình” tức là chẳng thấy mình mình, nghĩa là quên mình đi vậy. Không có mình nữa, thì là đậu rồi… “Đi thửa sân chẳng thấy thửa người” là sao? Sân thềm là chỗ rẩt gần, ở đằng lưng tuy chỗ rất gần cũng không thấy, nghĩa là không giao tiếp với vật ngoài nữa. Vật ngoài không tiếp xúc, sự ham muốn bên trong không sinh ra; như thế mà đậu, mới đúng đạo “đậu”, với thì đậu là không có lỗi.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Cấn là đậu. Một Dương đậu trên hai Âm, Dương tự dưới lên, đến chỗ nhất thì đậu. Tượng nó là núi, lấy về dáng “đất Khôn cao lên”, cũng là ý “đậu chỗ cùng tột mà không tiến nữa”. Lời Chiêm của nó thì là “ắt phải đậu ở đằng lưng mà không có mình, đi ở sân mà không thấy người, mới là không lỗi”. Bởi vì thân thể là vật hay động, chỉ có cái lưng là đậu, đậu ở lưng thì là đậu chỗ đáng đậu, đậu chỗ đáng đậu thì sẽ không theo thân thể mà động, ấy là không có mình nữa. Như thế thì tuy đi ở sân thềm là chỗ có người mà cũng không trông thấy người. Bởi vì “đậu thửa lưng mà chẳng thấy được mình” là đậu mà đậu. “Đi thửa sâu mà chẳng thấy thửa người” là đi mà đậu. Động tĩnh đều đậu vào nơi chốn mà lưng thì chủ về tĩnh, vì vậy mới được không lỗi.

Xem chi tiết nội dung của từng hào

Hào thứ 1 Hào thứ 2 Hào thứ 3 Hào thứ 4 Hào thứ 5 Hào thứ 6

🎁 Tặng ngay gói 50.000 đồng – 10 lần gieo quẻ miễn phí! Nhập email để nhận ngay.