Văn ngôn:
震:亨。震來虩虩,笑言啞啞。震驚百里,不喪匕鬯。
Dịch âm. – Chấn: Hanh. Chấn lai khích khích, tiếu ngôn á á. Chấn kinh bách lý, bất táng chủy sưởng.
Dịch nghĩa. – Chấn: Hanh thông. Sấm đến khiến kinh sợ, rồi cười vang vang. Sấm làm kinh động trăm dặm, nhưng không rơi mất thìa và rượu lễ.
Quẻ đơn trên: Chấn, Quẻ đơn dưới: Chấn
Quẻ Chấn là hình ảnh của sự thay đổi bất ngờ, động lực khởi phát, có thể gây sợ hãi nhưng ẩn chứa cơ hội lớn.
→ Sự chuyển mình luôn làm rung chuyển ban đầu, nhưng nếu đúng đạo, sẽ mang lại hanh thông.
Tiên Nho nói: “Chấn là sấm – vừa đáng sợ, vừa thiêng liêng.”
Sấm động để đánh thức chứ không để phá hoại. Người quân tử cũng vậy – hành động mạnh nhưng vì chính nghĩa, vì khai đạo.
→ Phải biết sợ – để giữ lễ. Phải biết động – để hành đúng. Phải biết cười – sau khi giữ được đạo giữa thời loạn.
Chấn là quẻ mở đầu cho sự đổi mới thật sự, bằng hành động quyết đoán, bằng chấn động mạnh.
Thành công không đến từ sự êm đềm, mà từ sự thức tỉnh.
→ Người quân tử làm nên thời đại là người dám “gây chấn”, nhưng vẫn giữ được “đạo” và “tâm”.
Truyện của Trình Di. - Dương sinh ở dưới mà tiến lên có nghĩa là hanh thông. Lại, chấn là động, là sợ hãi, có khi chủ về nhức mà phấn phát, động mà tiến lên, sợ hãi mà sửa mình; có khi chủ về gìn giữ lấy sự lớn lao, đều có thể đem lại sự hanh thông, cho nên, nhức thì hanh. Đương lúc sự nhức động kéo lại, thì sợ hãi không dám, rồi liền ngảnh lại lo nghĩ, thì ngơm ngớp vậy: “khích khích” là vẻ đoái lo chẳng yên. Con nhện trắng có tên là “hích”, vì nó quanh co đoái lo, không dám tự yên. Ở thì nhức mà biết như thế, thì có thể giữ được sự yên ổn ung dung, cho nên cười nói khanh khách; “ách ách” là vẻ cười nói vui thích. Động lớn thì không gì bằng sấm. Chấn là Sấm, cho nên nói lây sấm mà nói: Sâm động sợ đến chỗ xa trăm dặm, người ta không ai không sợ mà tự mất, chỉ có cúng tế ở nhà tôn miếu, kẻ cầm môi và rượu Xưởng thì không đến nỗi mất. Người ta hết lòng thành kính, không gì bằng lúc cúng tế. Môi là cái để múc đồ nấu trong vạc mà đổ lên mâm; Xưởng là thứ rượu để rót xuống đất mà giáng thần, lúc rót phải bỏ trần tay áo mà cầu thân, dâng con sinh mà cầu hưởng, hết lòng thành kính như thế, thì tuy oai của sấm động, cũng không khiến mình sợ hãi to lớn, có thể yên ổn mà không hoảng hốt, chỉ nhờ về lòng thành kính mà thôi. Đó là cách ở thì “sợ“.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Chấn nghĩa là động, một khí Dương mới sinh dưới hai khí Âm, nhức mà tự động; Tượng nó là Sấm, loại nó là con lớn, nhức thì có cách hnh thông. ‚“Sợ lại”nghĩa là lúc sự nhức sợ kéo lại. “Ngơm ngớp là đáng khiếp sợ ngó đi ngó lại”. “Nhức sợ trăm dặm” là nói về sấm. “Môi” là cái để múc đồ múc trong vạc, “Xưởng” là thứ rượu dùng rượu gạo nếp trộn hòa lộn với nghệ, để đổ lộn xuống đất mà cầu thần xuống. “Chẳng mất môi và rượu Xưởng” là lấy con lớn mà nói. Lời Chiêm quẻ này là biết lo sợ thì đem được phúc đến mà chẳng bị mất cái sở chủ hệ trọng của mình.
🎁 Tặng ngay gói 50.000 đồng – 10 lần gieo quẻ miễn phí! Nhập email để nhận ngay.