Tên quẻ: Kiển

Hán Việt: Kiển 蹇, Phiên âm: Jiǎn

Lời Kinh

Dịch âm:

蹇,利西南,不利東北。利見大人,貞吉。

Kiển, lợi tây nam, bất lợi đông bắc. Lợi kiến đại nhân, trinh cát.

Dịch nghĩa:

Kiển: Có lợi khi đi về phương tây nam, không lợi khi đi về phương đông bắc. Gặp người tài đức thì tốt, giữ vững chính đạo sẽ cát tường.

Quẻ đơn trên: Khảm, Quẻ đơn dưới: Cấn

Ý nghĩa quẻ Kiển

Quẻ Kiển dạy rằng: khi gặp trở ngại, chớ nên cố chấp đương đầu mà phải biết dừng lại, đánh giá tình hình và tìm sự hỗ trợ từ người tài đức.

Lời bàn của Tiên Nho

Tóm lại

Quẻ Kiển tượng trưng cho nghịch cảnh, trở ngại. Nhưng thay vì đương đầu, người quân tử nên thối lui đúng lúc, tìm minh sư, giữ chính đạo, như thế khó khăn sẽ dần qua, và cơ hội sẽ trở lại. Đây là quẻ dạy nghệ thuật “lùi để tiến” trong cuộc đời.

Truyện của Trình Di. - Tây Nam là phương Khôn, Khôn là đất, thể nó xuôi thuận bình dị. Đông Bắc là phương Cấn, Cấn là núi, thể nó ngừng đậu mà hiểm hóc. Trong thì kiển khó, lọi về xuôi thuận ở nơi bình dị không lợi về ngừng đậu ở chỗ nguy hiểm, ở chỗ thuận dễ thì nạn có thể thư, đậu chỗ nguy hiểm thì nạn càng tệ. Trong thì kiển khó, ắt có người thánh hiền, có thể làm cho thiên hạ qua nạn, cho nên lợi về sự thấy người lớn. Người làm qua nạn, ắt phải đùng đạo cả chính mà giữ cho bền, cho nên chính thì tốt. Đại phàm xử trí lúc nạn, cốt ở được trinh chính, dù cho không giải được nạn, cũng không bị mất chính đức, vì vậy mới tốt. Nếu gặp nạn mà không giữ vững được sự thao thủ, bị sa vào đường tà lam, tuy được cẩu thả khỏi nạn, cúng là ác đức, kẻ biết nghĩa mệnh không chịu làm thế.


Bản nghĩa của Chu Hy. - Kiển nghĩa là nạn, cái nạn chân không đi được . Nó là quẻ Cấn dưới Khảm trên, thấy chỗ hiểm trở, đương ở trong hồi chữ Kiển, không nên chạy vào chỗ hiểm. Lại, quẻ này tự quẻ Tiểu quá mà lại, khí Dương tiến lên thì ở ngôi Năm mà được ở giữa, lui xuống thì vào thể Cấn mà không tiến được, cho nên lời chiêm của nó là lợi Tây Nam, mà không có lợi Đông Bắc. Đương thì Kiển phải thấy người lớn, rồi mới có thể qua nạn, lại phải giữ cho chính đính, thì mới được tốt. Mà hào Chín Năm trong quẻ, cứng mạnh, trung chính, có Tượng người lớn, từ hào Hai trở lên, năm hào đều được ngôi chính, thì lại là nghĩa “trinh” nửa, cho nên lời chiêm của nó lại nói “lợi thấy người lớn, chính thì tốt”. Bởi vì thấy chỗ hiểm, quí ở biết đậu, mà lại không thể đậu đến cùng chót, ở chỗ hiểm thì lợi về tiến lên, nhưng không thể bỏ mất chính đạo

Xem chi tiết nội dung của từng hào

Hào thứ 1 Hào thứ 2 Hào thứ 3 Hào thứ 4 Hào thứ 5 Hào thứ 6

🎁 Tặng ngay gói 50.000 đồng – 10 lần gieo quẻ miễn phí! Nhập email để nhận ngay.