Tên quẻ: Phục

Hán Việt: Địa Lôi Phục 地雷復, Phiên âm: Dì Léi Fù

LỜI KINH

復亨,出⼊無疾,明來無咎

Dịch âm. Phục hanh xuất nhập vô tật, bằng lai vô cữu.

Dịch nghĩa

Phục: Thông suốt. Ra vào không có bệnh tật. Bạn bè đến không có lỗi. Quay trở lại theo con đường cũ. Bảy ngày trở lại. Có lợi khi tiến hành công việc.


Quẻ đơn trên: Khôn, Quẻ đơn dưới: Chấn

Ý nghĩa quẻ Phục

Quẻ Địa Lôi Phục thể hiện sự hồi phục sau suy thoái, giống như mặt trời mọc sau đêm dài, hay mùa xuân đến sau mùa đông.

Lời Bàn của Tiên Nho

👉 Tóm lại: Quẻ Phục tượng trưng cho sự hồi phục, tái sinh. Nếu quân tử biết nắm bắt thời cơ, hành động đúng đắn, sẽ có lợi và đạt được thành công.

Truyện của Trình Di. - Phục hanh nghĩa là đã trở lại thì hanh thông. Khi Dương đã sinh ở dưới, dần dần hanh thịnh mà sinh nuôi muôn vật; đạo đấng quân tử đã trở lại thì dần dần hanh thông, tưới tắm cho thiên hạ, cho nên quẻ Phục có lẽ hanh thịnh. - Ra vào không tật: Ra vào chỉ về sinh lớn, lại sinh ở trong là vào; lớn tiến ở ngoài là ra, nói “ra” trước, là nói cho thuận mà thôi, khí Dương sinh ra, không phải là tự bên ngoài. Đến ở bên trong gọi là vào. Vật mới sinh khí nó rất nhỏ, cho nên phần nhiều hay gian truân, Dương mới sinh khí nó rất nhỏ, cho nên phần nhiều hay bị gẫy. Khí Dương mùa xuân phát ra khí Âm lạnh bẻ gẫy, cứ coi cây cỏ về lúc sớm tối có thể thây rõ. “Ra vào không tật” nghĩa là cái khí Dương nhỏ sinh rồi lớn, không có cái gì hại nó. Đã không có cái gì hại nó mà loại của nó dần dần tiến đến thì là sắp sửa hanh thịnh, cho nên không lỗi

Bản nghĩa của Chu Hy. - Phục là Dương lại sinh ở dưới, đẽo hết thì là quẻ thuần Khôn, tức quẻ thuộc về tháng mười, mà khi Dương đã sinh ở dưới, chứa lại hơn tháng, rồi sau cái thể một phần khí Dương mới thành mà lại trở lại, cho nên tháng mười một, về quẻ là Phục, vì rằng khi đã đi lại trở lại, cho nên cái đạo hanh thông. Lại, trong Chấn ngoài Khôn, có Tượng “Dương động ở dưới mà theo đường thuận đi lên, cho nên lời chiêm của nó là ”mình ra vào đã được không tật, thì bè loại đi đến cũng không được lỗi”. Lại, vì tháng năm quẻ Cấn, một phần Âm mới sinh, đến đây là bảy hào, mà một phần Dương lại trở lại, đó là sự tự nhiên trong cuộc vận hành của trời. Nhưng lời Chiêm của nó là “lật đi lật lại thửa đạo, đến bảy ngày nên được trở lại”. Lại, vì đức cứng đang lớn lên, cho nên lời Chiêm của nó là “lợi có thửa đi”. Lật đi lật lại có thửa đạo, đến bảy ngày mới được trở lại”. Lại, vì đức cứng đang lớn lên, cho nên lời Chiêm của nó là “lợi có thửa đi”. “Lật đi lật lại thửa đạo” là ý “đi mà lại lại, lại mà lại đi”. Bảy ngày là kỳ trở lại của sự xem

Xem chi tiết nội dung của từng hào

Hào thứ 1 Hào thứ 2 Hào thứ 3 Hào thứ 4 Hào thứ 5 Hào thứ 6

🎁 Tặng ngay gói 50.000 đồng – 10 lần gieo quẻ miễn phí! Nhập email để nhận ngay.