Văn ngôn:
節:亨。苦節不可貞。
Dịch âm. – Tiết: Hanh. Khổ tiết bất khả trinh.
Dịch nghĩa. – Quẻ Tiết: Thông suốt. Tiết chế quá khổ hạnh thì không nên giữ lâu.
Quẻ đơn trên: Khảm, Quẻ đơn dưới: Đoài
Quẻ Tiết tượng trưng cho đạo lý:
Tiên Nho viết:
“Tiết nhi bất khổ, chế nhi khả hành.”
→ Tiết chế mà không làm khổ người, đặt giới mà người có thể theo được – ấy mới là đạo nhân chính.
Quẻ Tiết dạy ta đạo quân bình giữa cứng và mềm, giữa lễ và tình, giữa giới và dung.
→ Muốn giữ lâu bền, phải biết giới hạn. Nhưng giới hạn ấy cần nhân hậu, hợp lý và linh hoạt.
→ Đó mới là đạo của người quân tử.
Truyện của Trình Di. – Việc mà đã có tiết độ, thì có thể đem đến được sự hanh thông, cho nên quẻ Tiết có nghĩa hanh. Tiết chế quí ở vừa phải, thái quá thì khổ: tiết chế đã đến khổ, há giữ thường thường được sao? Không thể cố giữa làm sự thường thường tức là không thể chính bền.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Tiết là có hạn mà ngừng lại. Là quẻ dưới Đoái trên Khảm, trên chằm có nước, sức chứa có hạn, cho nên là tiết. Quẻ Tiết tự nó có nghĩa hanh thông. Lai thể quẻ Âm Dương đều một nửa, mà hào Hai hào Năm đề là Dương, cho nên lời Chiêm được hanh nhưng đến thại thậm thì khổ, cho nên lại răn rằng: Không thể giữ làm chính bền.
🎁 Tặng ngay gói 50.000 đồng – 10 lần gieo quẻ miễn phí! Nhập email để nhận ngay.