Ý Dẫn Đầu Các Pháp – Gốc Rễ Mọi Khổ Đau Và Hạnh Phúc Từ Đâu?
Trong Kinh Pháp Cú – bài kinh ngắn gọn nhưng súc tích của Đức Phật – hai bài kệ đầu tiên chính là lời dạy thâm sâu về sức mạnh của tâm ý: “Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ, ý tạo. Nếu với ý ô nhiễm, Nói lên hay hành động, Khổ não bước theo sau, Như xe, chân vật kéo.” Đây là chân lý nền tảng cho mọi hành động, lời nói và kết quả mà con người phải gánh lấy trong cuộc đời. Cùng phân tích ý nghĩa sâu xa và ứng dụng thực tiễn của bài kệ này trong cuộc sống hiện đại.
Đạo Phật và Trung Đạo – Con Đường Cân Bằng Giác Ngộ
Trong hành trình tìm cầu chân lý và giải thoát, Đức Phật đã khám phá ra một con đường sâu sắc, vượt qua mọi cực đoan. Con đường ấy được gọi là Trung Đạo – một trong những tư tưởng cốt lõi của Đạo Phật, dẫn dắt hàng triệu người thoát khỏi khổ đau bằng trí tuệ và chánh niệm.
Nguyên Nhân Gì Mà Có Những Nhân Tài Học Hành Giỏi Giang? Góc Nhìn Từ Kinh Phật Nikaya
Mỗi năm, Việt Nam đều ghi nhận những học sinh xuất sắc tham dự các kỳ Olympic quốc tế, đạt thành tích cao trong các lĩnh vực như Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học và Tin học. Nhiều người đặt câu hỏi: Tại sao có người học rất giỏi, tư duy vượt trội, trong khi người khác dù nỗ lực rất nhiều nhưng vẫn không đạt được kết quả như mong muốn? Từ góc nhìn Phật giáo, đặc biệt qua lời dạy trong Kinh Nikaya, tất cả đều có nhân – duyên – nghiệp báo, không phải ngẫu nhiên. Bài viết này sẽ lý giải nguyên nhân sâu xa vì sao có người trở thành nhân tài học giỏi, người khác lại học kém hơn, dựa trên lời Phật dạy.
Là ngày rằm tháng 4, ngày Thái tử Tất-đạt-đa (tu hành thành Phật sau này) sinh ra trên trái đất Nhằm ngày trăng tròn tháng năm, năm 623 trước D.L., trong vườn Lumbini(Lâm Tỳ Ni) tại Kapilavatthu (Ca Tỳ La Vệ) bên ranh giới Ấn Độ của xứ Nepal ngày nay, có hạ sanh một hoàng tử mà về sau trở thành vị giáo chủ vĩ đại nhất trên thế gian.
Thực Tập Thiền Quán - Hòa thượng Mahasi Sayadaw
Dĩ nhiên chẳng ai muốn đau khổ và mọi người đều cố gắng tìm kiếm hạnh phúc. Khắp nơi trên thế giới nhân loại đang tìm đủ cách để ngăn ngừa hoặc làm vơi đi nỗi đau khổ và tạo an vui hạnh phúc. Tuy nhiên mục đích chính yếu của họ chỉ nhằm tạo hạnh phúc thể chất bằng phương tiện vật chất. Thật ra, hạnh phúc hay không đều do ở tâm của chúng ta. Vậy mà rất ít người nghĩ đến vấn đề phát triển tinh thần. Những người muốn rèn luyện tinh thần lại càng hiếm hoi hơn nữa. Để thỏa mãn những nhu cầu vật chất người ta thường để tâm đến những việc tầm thường như tắm giặt sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng. Họ quan tâm nhiều đến việc kiếm thức ăn, quần áo, nhà cửa. Tiến bộ khoa học đã giúp họ nhiều trong việc nâng cao đời sống vật chất: chẳng hạn những tiến bộ trong sự chuyên chở và truyền tin, những phát minh y học để ngừa bệnh và trị bệnh. Phải nhìn nhận những cố gắng ấy rất ư là quan trọng, nhưng chúng chỉ giúp bảo vệ và nuôi dưỡng cơ thể mà thôi. Những phát minh và những thành công đó không thể nào tiêu diệt hay giảm thiểu được nỗi khổ của tuổi già, bệnh tật, gia đình xáo trộn và khủng hoảng kinh tế.
Ý dẫn đầu các pháp,Ý làm chủ, ý tạo;Nếu với ý ô nhiễm,Nói lên hay hành động,Khổ não bước theo sau,Như xe, chân vật kéo.